Để có được thân hình mơ ước như hiện nay, Nguyên Thi phải trải qua chặng đường khổ luyện bắt đầu từ năm 17 tuổi.
Thi vốn là cô gái gầy yếu, suy dinh dưỡng và liên tục phải dùng thuốc do căn bệnh viêm phổi mãn tính. Sau 10 năm đến với bộ môn thể hình (gym), Thi có được thân hình săn chắc, dáng vóc bốc lửa thu hút mọi ánh nhìn.
Tâm sự với VietNamNet, Nguyên Thi có những phút trải lòng về khó khăn cô từng trải qua khi đến với bộ môn gym.
Năm 2013, khi lần đầu tiên biết tới gym qua internet, Thi tự xem và tập luyện. Sức khỏe của cô cải thiện đáng kể. 9X ăn ngon, ngủ ngon và tăng cân. Tuy nhiên trong 3 năm đầu tự tập luyện, không ít lần Thi tập sai dẫn tới chấn thương.
Vậy là, Thi quyết định tới phòng tập gym. Thời điểm đó ở quê của Thi, các phòng tập còn ít người biết đến. Những người tới phòng tập chủ yếu là nam giới. Nhưng Thi bất chấp những lời dị nghị, dèm pha về mình để tới tập luyện hàng ngày, nâng cao thể lực.
Khi lên TP. HCM học đại học chuyên ngành ngoại ngữ, ngoài giờ lên lớp Thi tìm tới các phòng tập. Được luyện tập bài bản với các huấn luyện viên chuyên nghiệp, sau một thời gian Thi như lột xác biến thành người khác. Từ một cô gái nhỏ nhắn nặng hơn 30kg, thi đã tăng gần 20kg.
"Dậy thì thành công", Thi trở thành người đẹp sở hữu thân hình săn chắc, khỏe mạnh. Và điều đặc biệt, cô đã cải thiện được đáng kể căn bệnh viêm phổi mãn tính.
Thi nhận việc làm thêm tại các trung tâm thể hình, trở thành một PT xinh đẹp từ đó có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống. Thi cũng chăm chỉ tập luyện ngày đêm cùng với sự trợ giúp của các thầy nên dành được nhiều giải thưởng xứng đáng.
Cô từng đoạt huy chương Bạc Womenphysic 2020 tại Liên đoàn Cử tạ – Thể hình Việt Nam; là quán quân Ngôi sao Fitness Model tại Liên đoàn Cử tạ – Thể hình Việt Nam; nữ vương thể hình bãi biển 2019 tại Giải thể hình nam – nữ bãi biển; quán quân nữ 1,6m tại giải thể hình nam – nữ bãi biển 2019…
Tốt nghiệp đại học, Thi không làm đúng ngành mà chuyển hướng làm HLV gym để thỏa mãn đam mê. Cô chính thức trở thành nàng PT (huấn luyện viên cá nhân - PV) xinh đẹp. Ban đầu, Thi vấp phải sự phản đối của gia đình. Nhưng dần dần, khi đã chứng tỏ được bản thân, tự lo được về mặt tài chính Thi đã được gia đình ủng hộ.
"Với tôi làm nghề nào cũng được. Miễn là mình thành công trong cuộc sống, kiếm ra tiền bằng sức lao động chân chính là được", cô gái tới từ Đắk Lắk tâm sự.
Thi dành cả ngày ở phòng tập. Cô dạy học viên từ 6h30 sáng tới 19h tối. Mỗi ngày, tranh thủ khi vắng học viên, cô lại tự tập luyện 2 tiếng với các bài tập dành cho 3 vòng cơ thể.
Khi phóng viên hỏi Thi có e ngại khi là phụ nữ lại có cơ bắp không? Thi cười cho biết cô tập luyện theo hướng thể hình bikini. Vì thế những lúc bình thường cô vẫn rất nữ tính với vóc dáng săn chắc, đường cong 3 vòng hoàn hảo. Chỉ khi chuẩn bị thi đấu cô mới siết cân, tăng cơ để hiện rõ các múi cơ trên sàn đấu.
"Phụ nữ hiện đại cần phải biết tự chăm sóc sức khỏe, tập thể dục thể thao hàng ngày. Nếu bạn không thể tới phòng tập cùng HLV thì hãy tranh thủ thời gian vận động bằng nhiều cách khác nhau. Tìm hiểu thật kỹ trước khi tập luyện. Cần tập luyện khoa học, đúng cách và cần phải kiên trì. Chắc chắn bạn sẽ thành công", Thi nói.
Ảnh, clip: Nhân vật cung cấp
Chuyện là nhà chồng tôi có ba anh em trai. Chồng tôi là con út. Hai vợ chồng tôi lấy nhau và ở lại Hà Nội để sinh sống, làm việc. Năm 2017, tôi bàn với chồng xây sửa lại căn nhà ở quê cho bố mẹ vì nay đã rất cũ kỹ, xập xệ, mất an toàn.
Lúc đó, hai chúng tôi có về nói chuyện với hai người anh của chồng. Bác cả bấy giờ còn sinh sống ở trong Nam, nói rằng 'không có ý định quay về quê' nên không tham gia vào chuyện này, để vợ chồng tôi tự xử lý. Còn bác Hai cũng nói 'sẽ làm nhà ở riêng tại khu đất ngoài', nên cũng không có ý kiến gì.
Sau khi trao đổi thống nhất, bố mẹ và các anh chồng nói ý với vợ chồng tôi rằng 'cứ tự bỏ tiền ra làm nhà rồi sau này về đấy mà ở', mọi người sẽ không tham gia, đóng góp, hay đòi hỏi gì về ngôi nhà này. Nghĩ nhà đã quá cũ, cứ để ông bà ở đấy tôi cũng không yên tâm, nên tôi bàn với chồng quyết xây lại nhà vì trước là để ông bà ở, rồi sau này có cũng là của mình, coi như có chỗ cho chúng tôi đi về.
>> Tôi không chia thừa kế sớm cho con vì sợ thành người ở ké, ăn bám
Vì tài chính không đủ, lại không được ai hỗ trợ nên vợ chồng tôi phải vay mượn thêm bên ngoài, được gần 500 triệu đồng. Cố gắng xoay xở, cuối chúng tôi cũng làm xong được căn nhà mái thái khang trang cho bố mẹ chồng ở, tiện trông nom nhà cửa cho mình sau này.
Đến giữa năm 2023, nhà bác cả làm ăn không thuận lợi, vợ chồng lục đục rồi ly hôn. Sau đó, bác mang con về ở chung với ông bà trong căn nhà chúng tôi xây lúc trước. Vấn đề là từ đó đến nay, ông bà vẫn không hề sang tên cho vợ chồng tôi căn nhà đó. Nghĩa là về mặt luật pháp, đó vẫn là nhà của ông bà chứ không phải của chúng tôi.
Vừa rồi, bố mẹ cứ giục chúng tôi làm nhà riêng ra phía ngoài, còn căn nhà này coi như của ông bà, sau này để lại cho bác cả. Bức xúc nhưng nghĩ người một nhà nên cũng không muốn làm căng, tôi nói với bố mẹ chồng: 'Chúng con làm nhà mới cũng được, nhưng ông bà làm sổ và sang tên luôn chỗ đất bên ngoài cho bọn con. Có sổ thì con sẽ làm nhà mới".
Thế nhưng, đến giờ ông bà vẫn chưa chịu sang tên đất cho vợ chồng tôi. Nói thật, tính tôi luôn nhường nhịn để cho nhà cửa yên ấm, nghĩ cũng mấy năm làm dâu cư xử, chăm sóc bố mẹ chồng mà không hề tính toán gì. Giờ ông bà bảo tôi làm nhà mới, nhưng nhỡ làm xong, đất vẫn đứng tên ông bà như căn nhà tôi xây lúc trước thì sao? Không lẽ chúng tôi lại bỏ công, bỏ tiền ra để ông bà mang đi cho người khác hay sao?".
Đó là chia sẻ của độc giả Thùy Linh về trường hợp của bản thânsau bài viết "Bi kịch vì chia thừa kế sớm". Thời gian qua, có nhiều ý kiến tranh luận trái chiều xung quanh câu hỏi "Có nên chia thừa kế sớm cho con?". Một số người cho rằng tài sản thừa kế sẽ chỉ có giá trị khi con cái còn trẻ, cần một số vốn để vào đời. Tuy nhiên, số khác lại phản biện rằng người già cần tự lo được cho bản thân trước thay vì sớm phân chia tài sản rồi sống phụ thuộc vào con cái.